MỤC KÍNH GỬI: Công dân làm thủ tục tại cơ quan nào thì ghi cơ quan đó.
Ví dụ: Công An Phường Phúc Xá, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Lưu ý thủ tục này nộp tại Công an cấp Xã/Phường/Thị trấn.
MỤC ĐIỀN THÔNG TIN NGƯỜI CÓ THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ
1. Họ, chữ đệm và tên: Ghi đầy đủ họ tên người được đăng ký thay đổi thông tin cư trú
2. Ghi ngày tháng năm sinh: Nhập ngày tháng năm sinh người có thay đổi thông tin Cư trú.
3. Giới tính của người có thay đổi thông tin cư trú.
4. Số định danh cá nhân: Ghi số chứng minh thư hoặc số Thẻ căn cước (trẻ nhỏ xem trong tờ giấy khai sinh để lấy mã định danh cá nhân).
5. Số điện thoại liên hệ: Nhập số điện thoại nếu có, trường hợp không có số điện thoại thì bỏ trống hoặc có thể ghi số điện thoại của người làm thủ tục.
6. Email: Nhập email nếu có, trường hợp không có số điện thoại thì bỏ trống hoặc có thể ghi số điện thoại của người làm thủ tục.
7. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ: Ghi rõ họ và tên chủ hộ
- Trường hợp anh A nhập vào hộ đã có của ông C thì phải ghi thông tin chủ hộ ông C.
- Trường hợp anh A đăng ký lập hộ mới và anh A đứng ra làm chủ hộ thì ghi họ tên chủ hộ là anh A.
8. Quan hệ với chủ hộ:
- Trường hợp anh A nhập vào hộ đã có của ông C thì phải ghi rõ quan hệ thực tế của anh A đối với ông C: Là cháu, em, con, chị, anh...
- Trường hợp anh A đăng ký lập hộ mới và anh A đứng ra làm chủ hộ thì mục này ghi là chủ hộ.
9. Số định danh cá nhân của chủ hộ: Nhập số thẻ căn cước của chủ hộ
10. Nội dung đề nghị: Ghi rõ nội dung đề nghị thay đổi thông tin cư trú như: Đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…
11. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:
- Trường hợp nếu đăng ký cho 1 người thì mục này để trống.
- Trường hợp ví dụ đăng ký cho 3 người: 1 người đã khai báo thông tin tại mục phía trên thì mục 11 ngày phải ghi thông tin của 2 người còn lại vào danh sách.
Ghi đầy đủ thông tin họ tên; ngày tháng năm sinh (không có ngày sinh thì ghi năm sinh); Số định danh cá nhân); Mỗi quan hệ với chủ hộ ghi đúng theo thực tế.
MỤC KÝ THÔNG TIN TỜ KHAI CƯ TRÚ
- Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ:
a) Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
- Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU CHỖ Ở HỢP PHÁP:
a) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
- Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ:
Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú. Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
- NGƯỜI KÊ KHAI:
Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai. Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.
Tác giả: Admin
Những tin cũ hơn